Ncomputing - Máy tính chủ ảo 9.8/10 bởi 1919 người bình chọn.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Cài đặt và cấu hình SAN và Clustering (new)

Phần 1. Kiểm tra thiết bị trước khi cài đặt

    Các thiết bị của hệ thống lưu trữ SAN và Clustering gồm có:
    04 cặp Cluster IBM xSeries365: mỗi cặp có 02 máy chủ xSeries365 (như vậy sẽ có 08 máy chủ IBM xSeries365 phục vụ cho hệ thống Clustering).
    02 tủ lưu trữ SAN IBM DS4300 Storage.
    03 SAN Switch IBM TotalStorage H16
    08 Card Fibre Channel 2GB/s PCI-X HBA
    01 tủ Tape IBM 4560SLX SDLT/LTO


    Kiểm tra máy chủ IBM xSeries365

    Cấu hình cơ bản như sau:

    Proccessor: 02 Intel Xeon MP 3.0GHz
    RAM: 2GB ECC DDR RAM
    Expansion Slots: 06 slots (05 available) active PCI-X
    HDD: 02x36.4GB HDD 10.000 RPM U320
    NIC: Dual 10/100/1000 Ethernet
    RAID Controller: RAID-6M
    Extra NIC: NetXtreme 1000T Ethernet
    HBA: FC2-133 HBA

    Server IBM xSeries365 có dạng Rack 3U như sau:

    ServeRAID-6M

    Card HBA FC2-133

    Kiểm tra tủ lưu trữ SAN IBM DS4300 Storage


    Dual Controller active 2GB RAID Controller
    14 HDD 146,8 GB 10K RPM Hot-Swap
    21 IBM 5M LC-LC Fibre Channel Cable
    25 IBM Short Wave SFP Module

    Mặt trước

    Mặt sau

    SFP Module



    Lắp đặt SFP vào tủ DS4300

    LC-LC Cable



Kiểm tra SAN Switch IBM TotalStorage SAN Switch H16

16 port Fibre Channel
08 SFP Module (Transceiver)
04 Long Wave SFP Module

Mặt sau

Kiểm tra tủ Tape sao lưu dự phòng IBM 4560SLX SDLT/LTO
01 LTO Generation-2 media (25 cartridges)
02 LTO Generation-2 Tape Drive Sled
IBM Modular LTO Cartridge Magazine
IBM Modular Fibre Channel
LTO Generation 2 media (5 pack)

Mặt trước


02 tape cartridge magazine

  

Tape drive


Cách cắm Tape drive

Phần II. Lắp đặt thiết bị theo sơ đồ kết nối

Sơ đồ kết nối vật lý được chỉ ra trong hình vẽ sau


Chú thích

Hệ thống lưu trữ được đặt tại 02 tòa nhà (nhà D và nhà B) cách nhau khoảng 50m.
- Hệ thống lưu trữ tại nhà D là hệ thống lưu trữ chính (được gọi là Primary Site), nhà B được gọi là hệ thống lưu trữ dự phòng, Backup (được gọi là Secondary Site).
- Tại nhà D, hệ thống được thiết lập gồm có 03 cặp máy chủ ứng dụng được thiết lập theo cơ chế Clustering (cluster01, cluster02 và cluster03), ngoài ra
tại nhà D này còn có các máy chủ đơn khác cũng có kết nối Fibre Channel tới SAN-Switch để truy nhâp vào tủ đĩa Storage. 02 SAN-Switch H16 chạy Redundancy kết nối tới tủ DS4300 Turbo.
- Tại nhà B, có 01 cặp Clustering và một số các máy chủ đơn có kết nối Fibre
Channel kết nối tới tủ DS4300 Turbo.
- Từ nhà D kết nối tới nhà B được chạy 02 đường cáp quang nối 02 SAN- Switch nhà D với 01 SAN-Switch nhà B (được cắm vào các module Longwave SFP, khác với các module còn lại là module Shortwave SFP kết nối tới các máy chủ).
- Hệ thống lưu trữ được dựa trên chủ yếu là 02 tủ DS4300 Turbo, có khả năng Enhanced Remote Mirroring với nhau. Ở đây, 02 tủ này sẽ được thiết lập theo cơ chế Mirror chéo.
- Ngoài ra, tại nhà B còn có 01 tủ Tape (4560SLX) phục vụ lưu trữ dự phòng dữ liệu của toàn bộ hệ thống.

Lắp đặt thử nghiệm

Để lắp đặt thử nghiệm mô hình kết nối vật lý như trên, chúng tôi sử dụng các thiết bị như sau:
- 02 cặp máy chủ Clustering (gồm 04 máy chủ xSeries365 có đầy đủ các cấu hình kèm theo là 02 FC2-133 HBA Adapter, 03 NIC Card), mỗi cặp máy chủ này được giả lập là một cặp Cluster ở hai tòa nhà D và B.
- 03 SAN-Switch H16 (02 cho tòa nhà D, 01 cho nhà B).
- 02 tủ lưu trữ DS4300 Turbo.
Hệ thống thử nghiệm này được xây dựng có địa chỉ IP như sau:
+ Cluster01 (tại tòa nhà D):
 Cluster Name: cluster01
 Cluster IP Address: 10.224.1.14/24
 Name of Cluster Member 01 of Cluster01: node01-clus01
 Public IP Address of Cluster Member 01 of Cluster01: 10.224.1.11/24
 Name of Cluster Member 02 of Cluster01: node02-clus01
 Public IP Address of Cluster Member 02 of Cluster01: 10.224.1.12/24
 Private IP Address of Cluster Member 01 of Cluster01: 192.168.0.1/30
 Private IP Address of Cluster Member 02 of Cluster01: 192.168.0.2/30

+Cluster04 (tại tòa nhà D):
 Cluster Name: cluster04
 Cluster IP Address: 10.224.1.44
 Name of Cluster Member 01 of Cluster04: node01-clus04
 Public IP Address of Cluster Member 01 of Cluster04: 10.224.1.41
 Name of Cluster Member 02 of Cluster04: node02-clus04
 Public IP Address of Cluster Member 02 of Cluster04: 10.224.1.42
 Private IP Address of Cluster Member 01 of Cluster04: 192.168.0.1/30
 Private IP Address of Cluster Member 02 of Cluster04: 192.168.0.2/30

+ SAN-Switch:
 Name of SAN-Switch01: SW01
 IP Address of SAN-Switch01: 10.224.1.61/24
 Name of SAN-Switch02: SW02
 IP Address of SAN-Switch02: 10.224.1.62/24
 Name of SAN-Switch03: SW03
 IP Address of SAN-Switch03: 10.224.1.63/24

+ DS4300 Turbo Storage:


 Name of DS4300 Turbo 01: DS4300-01
 IP Address Controller A of DS4300 Turbo 01: 10.224.1.64/24
 IP Address Controller B of DS4300 Turbo 01: 10.224.1.65/24
 Name of DS4300 Turbo 02: DS4300-02
 IP Address Controller A of DS4300 Turbo 02: 10.224.1.66/24
 IP Address Controller B of DS4300 Turbo 02: 10.224.1.67/24
 Chú ý: phải đấu nối đúng sơ đồ và vị trí tương ứng trên SAN-Switch:
 SW01:
 Port01: nối với HBA01 của node01-clus01
 Port02: nối với HBA01 của node02-clus01
 Port12: nối với Controller B của DS4300-01
 Port13: nối với Controller A của DS4300-01
 Port14: nối với port15 của SW03
 Port15: nối với port15 của SW02
 Port16: nối với port16 của SW02
 SW02:
 Port01: nối với HBA02 của node01-clus01
 Port02: nối với HBA02 của node02-clus01
 Port12: nối với Controller B của DS4300-01
 Port13: nối với Controller A của DS4300-01
 Port14: nối với port16 của SW03
 Port15: nối với port15 của SW01
 Port16: nối với port16 của SW01
 SW03:
 Port01: nối với HBA01 của node01-clus04
 Port02: nối với HBA01 của node02-clus04
 Port03: nối với HBA02 của node01-clus04
 Port04: nối với HBA02 của node02-clus04
 Port11: nối với Controller A của DS4300-02
 Port12: nối với Controller A của DS4300-02
 Port13: nối với Controller B của DS4300-02
 Port14: nối với Controller B của DS4300-02
 Port15: nối với port14 của SW01
 Port16: nối với port14 của SW02

Phần III. Cấu hình SAN Switch H16


Kết nối Console Cable

Để cấu hình SAN Switch H16 kết nối Cable Serial (đi kèm theo SAN Switch) vào cổng Serial trên SAN Switch và kết nối vào máy trạm Windows.
Mở HyperTerminal với các tham số như sau:


Log-in vào SAN-Switch

Để log in vào SAN Switch, bạn cần phải biết mật khẩu, cấu hình khởi tạo (mặc định) với account là admin thì password là password.




Đặt địa chỉ IP cho SAN Switch

Địa chỉ mặc định của SAN-Switch là 10.77.77.77/24
Có thể kiểm tra bằng lệnh: ipAddrShow




Giao diện Web của SAN-Switch

Sau khi đặt địa chỉ IP cho SAN-Switch, đặt lại địa chỉ IP của Management
Workstation cùng với lớp mạng của SAN-Switch IP Address.
Phải cài đặt Java Plug-in 1.4 cho máy trạm này để có thể quản lý Switch qua giao diện Web-based.
Giao diện Web của Switch có dạng như sau:


Phần IV. Cài đặt hệ điều hành Windows 2003 Enterprise Server

Việc cài đặt hệ điều hành Windows 2003 Ent. Server được tiến hành cài đặt tương
tự như các máy chủ khác.Các Node máy chủ Clustering có các thông số như sau:
- Hệ điều hành: Windows 2003 Ent. Server
- Networking Service: DNS, WINS
- Domain
- Các Node này sẽ là member của cùng 1 Domain
- Tất cả các Node này đều được Log vào với cùng 1 Account là cluster được tạo ra trên Domain (cluster account là member của Administrator group, có password là cluster)
- Mỗi Node sẽ gồm có 02 HBA FC2-133 Card, 03 NIC (01 NIC cho Private, 01 NIC cho Public, 01 NIC để dự phòng cho các Card NIC)
Sau khi các Node này join vào Domain thì tất cả các thao tác trên máy chủ sau này đều phải được login vào Domain với Account là Cluster

Phần V. Cài đặt và cấu hình Card FC2-133 HBA

Cấu hình Card FC2-133

Mỗi Node được cắm 02 HBA FC2-133 Card vào khe PCI-X (slot 5, 6). Khi khởi
động máy chủ xuất hiện các dòng như sau, tức là đã nhận được HBA Card

Trích:
QLogic Corporation
QLA2312 PCI Fibre Channel ROM BIOS Version X.XX
Copyright (C) QLogic Corporation 1993-2002 All Rights Reserved. www.qlogic.com
Press <Ctrl+Q> for Fast!UTIL BIOS for Adapter 0 is disabled ROM BIOS not installed
Tại đây, nhấn Ctrl+Q để vào màn hình chọn HBA Card. Màn hình sẽ hiện ra lựa chọn 02 HBA Card để chọn. Cấu hình lần lượt các Card như sau:

1st HBA Card

Hard loop ID: 125
Loop reset delay: 8
Advanced Adapter Settings
LUNs per target: 16

2nd HBA Card
Hard loop ID: 124
Loop reset delay: 8
Advanced Adapter Settings
LUNs per target: 16

Update BIOS
Sau khi cắm HBA Card, cần phải Update adapter BIOS code, NVRAM, và cài đặt driver cho Card.
Update BIOS code từ đĩa CD-ROM
- Đưa đĩa IBM TotalStorage FAStT FC2-133 Host Bus Adapter Support
CD, khởi động lại máy chủ để vào chế độ nhắc của DOS.
-Update BIOS code gõ lệnh như sau: flasutil /f
- Update NVRAM, gõ lệnh như sau: flasutil /l
- Để Update cấu hình mặc định chuẩn trong Flash từ NVRAM, gõ như sau: flasutil /u

Sau khi Update xong, lấy đĩa FC2-133 ra khỏi CD-ROM và khởi động lại máy chủ

Cài đặt driver cho HBA FC2-133 Card

Đưa đĩa FAStT Storage Manager 9.10 vào để cài đặt FAStT-MSJ
Chọn thư mục FAStT-MSJ-Windows-Netware.....


Chạy file FAStT......exe


Quá trình cài đặt diễn ra:


Chọn GUI and NT Agent


Chọn đường dẫn chứa FAStT-MSJ


Chọn Current User Profile


Tạo biểu tượng trên màn hình Create desktop icon



Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Lúc này trên màn hình xuất hiện biểu tượng


Giao diện FAStT-MSJ


Chọn Connect localhost


Mỗi máy chủ gồm 02 HBA Card tương ứng Port1, Port0


Phần VI. Cài đặt và cấu hình tủ DS4300

Cài đặt Driver

Đưa đĩa FAStT Storage Manager 9.10 vào CD-ROM và chọn tới thư mục
WS03_32bit


Chọn SMrdac/SMrdac....exe để cài đặt SMrdac


Quá trình cài đặt diễn ra:






Chọn No, I will restart my computer later để tiếp tục cài



Chúc các bạn thành công !!


Trung Nghĩa (Nguồn Quantrimaychu)
máy chủ ảomáy tính ảoncomputing

Cách cấu hình VMware High Availability

Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về giải pháp High Availability của Vmware là gì và cách cấu hình nó như thế nào.
Giới thiệu
Chúng tôi không thiên về một giải pháp ảo hóa hoặc một giải pháp nào mà chỉ giới thiệu một sản phẩm với những tính năng tuyệt vời khi đã xem xét chúng. Bộ sản phẩm VMware ESX Server và VMware Infrastructure có rất nhiều tính năng thú vị cho các sản phẩm ảo hóa khác. Một trong những tính năng đó là tính năng High Availability của Vmware được viết tắt là VMHA.
Khi một máy chủ vật lý gặp trục chặc hoặc mất tất cả các kết nối mạng đó cũng là lúc VMHA phát huy vai trò quan trọng và có thể di trú các máy khách ảo từ máy chủ đang ở trạng thái “off” đó sang một máy chủ khác đang hoạt động. Theo cách đó, máy ảo có thể được thiết lập và chạy một cách kịp thời.


Hình 1: VMware High Availability (VMHA) - Image Courtesy của VMware.com
Đây là một tính năng rất mạnh vì nó có nghĩa rằng bất cứ hệ điều hành nào hoặc thiết bị nào cũng đều mang tính hiện hữu cao bằng cách sử dụng kết hợp bên trong sơ sở hạ tầng VMware Infrastructure.  
Tuy nhiên có một số yêu cầu để thực hiện điều đó và có cả chất lượng tốt và xấu đối với VMHA. Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề đó và giới thiệu cho các bạn cách cấu hình VMHA.
Những yêu cầu gì làm cho VMHA làm việc?
Có một số điều kiện để làm cho VMHA làm việc. các điều kiện đó là:
  • VMware Infrastructure Suite Standard hoặc Enterprise (không thể thực hiện với ESXi bản miễn phí hay thực hiện với bộ VMware Foundations Suite).
  • Tối thiểu phải có hai hệ thống ESX host.
  • Một SAN chia sẻ hoặc một NAS giữa các máy chủ ESX Servers, ở đó các máy ảo sẽ được lưu trữ. Cần lưu ý rằng với VMHA, các đĩa ảo cho các máy ảo (VM) được thực hiện bởi VMHA. Điều sẽ xảy ra khi một hệ thống host gặp lỗi đó là quyền sở hữu của các máy ảo đó sẽ được truyền tải từ một host lỗi sang một host mới.
  • Khả năng tương thích của CPU giữa các host. Cách dễ dàng nhất để kiểm tra vấn đề tương thích này là sử dụng Vmotion của một máy ảo từ một máy chủ này đến một máy chủ khác và xem xem điều gì xảy ra. Đây là những gì thể hiện sự không tương thích:

Hình 2: Sự không tương thích CPU
Nếu bạn không thể hoàn tất được khả năng tương thích CPU giữa các host trong hệ thống tài nguyên HA thì bạn cần phải cấu hình CPU Masking
  • Highly Recommended – để có sự dự  phòng mạng quản lý Vmware (tối thiểu hai NIC có liên quan tới cổng Vmware được sử dụng cho VMotion và iSCSI). Nếu bạn không có sự dự phòng này, bạn sẽ thấy:

Hình 3: Các vấn đề cấu hình vì không có sự dự phòng mạng quản lý VMware
Điều tuyệt vời gì với VMHA?
Đây là một số tính năng tuyệt vời của VMHA:
  • Cung cấp khả năng sẵn có cao cho tất cả các máy ảo với mức chi phí thấp nhất (được so sánh với việc mua một giải pháp HA).
  • Các công việc cho bất cứ hệ điều hành nào chạy bên trong VMware ESX.
  • VMHA dễ dàng trong việc cấu hình. Nếu có thiết bị  phù hợp, đăng ký và VMware Infrastructure đã được thiết lập thì bạn có thể cấu hình VMHA một cách nhanh chóng.
  • Các công việc với DRS (bộ phân phối tài nguyên) để khi các máy ảo sẽ được mang đến các host khác trong hệ thống tài nguyên do một lỗi host nào đó thì DRS sẽ được sử dụng để xác định nơi tải đó sẽ được thay thế và cân bằng tải đó.
Những gì vẫn còn tồn tại với VMHA?
Giống như với bất cứ giải pháp nào, có một số tính năng của VMHA vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Các tính năng còn tồn tại các vấn đề đó là:
  • Các CPU trên mỗi host phải tương thích hoặc bạn phải cấu hình đánh dấu CPU (masking) trên mỗi máy ảo.
  • Các máy ảo nằm trên hệ thống host gặp trục chặc cần phải khởi động lại.
  • VMHA không hề biết về những ứng dụng nằm ở bên dưới các máy ảo đó. Điều đó có nghĩa rằng nếu dữ liệu ứng dụng nằm bên dưới bị sửa đổi từ một lỗi ứng dụng và sự khởi động lại của máy chủ thì dù máy ảo có di trú và khởi động lại từ một máy lỗi ứng dụng vẫn có thể không dùng được.
Cách cấu hình VMHA như thế nào?
Việc cấu hình VMHA diễn ra hoàn toàn đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Lưu ý: Thừa nhận rằng bạn có hai hệ thống host ESX Server, VMware Infrastructure Suite (VI Suits), các CPU trên các hệ thống host tương thích, một hệ thống lưu trữ mang tính chia sẻ và tất cả việc đăng ký có liên quan đến VMHA và tín năng VMHA đều thích hợp.
  1. Trong VI Client, Inventory View, kích chuột phải vào trung tâm dữ liệu (datacenter) và chọn New Cluster.

Hình 4: Bổ sung thêm một New HA Cluster
  1. Thao tác này sẽ làm xuất  hiện New Cluster Wizard. Hãy đặt cho Cluster của bạn một tên và (thừa nhận rằng bạn chỉ tạo một HA cluster), tích vào tính năng VMware HA.

Hình 5: Đặt tên HA Cluster
  1. Tiếp đến, chúng ta sẽ cấu hình các tùy chọn HA cho nhóm các máy này. Có rất nhiều vấn đề cần phải cân nhắc ở đây, các bạn nên tham khảo các tài liệu viết về VMware 3.5.

Hình 6: Cấu hình các tùy chọn HA
  1. Chọn một location của swapfile  - với máy ảo trên phần lưu trữ chia sẻ hoặc trên host. Chúng tôi khuyên các bạn nên giữ swapfile cho máy ảo trên phần lưu trữ chia sẻ.
  2. Cuối cùng bạn sẽ thấy màn hình “ready to complete”, đây chính là màn hình bạn có thể xem lại những gì bạn đã thực hiện, sau đó kích Finish.
  3. Khi HA cluster được tạo, bạn cần chuyển các hệ thống ESX host vào cluster bằng cách kích vào chúng và kéo chúng vào cluster. Bạn cũng có thể chuyển các máy ảo vào cluster theo cách tương tự. Đây là các kết quả mà chúng tôi nhận được sau khi thực hiện:

Hình 7: HA Cluster được tạo với các ESX Server host và máy ảo bên trong
  1. Ở đây, bạn cần kích chuột vào cluster để xem có bất kỳ vấn đề nào về cấu hình hay không (như những gì bạn xem trong hình 3). Bạn cũng nên lưu ý các tab như Summary, Virtual Machines, Hosts, Resource Allocation, Performance, Tasks & Events, Alarms và Permissions.
  2. Mặc dù bạn gặp phải các vấn đề về cấu hình (không có mạng quản lý dự phòng), VMHA cluster vẫn thực hiện đúng chức năng. Để khắc phục tình trạng xuất hiện thông báo lỗi “insufficient resources to satisfy configured failover level for HA” tạm được dịch là “thiếu tài nguyên cho mức chuyển đổi dự phòng được cấu hình trước đối với HA” khi mở một máy ảo nào đó, chúng ta cần thay đổi cấu hình HA thành “Allow VMs to be powered on even if they violate availability constraints”.
Làm sao biết được VMHA có làm việc hay không?
Để kiểm tra VMHA có làm việc hay không, chúng tôi thực hiện thí nghiệm với hai máy chủ Dell trong nhóm của mình. Một hệ thống Windows Server 2008 đang chạy trên ESX host “esx4”. Để thực hiện một HA test đơn giản, hãy khởi động lại host “esx4” mà không vào chế độ bảo trì bảo dưỡng. Điều này sẽ làm cho Windows 2008 Server chuyển từ “esx4” sang “esx3” và được khởi động lại. Đây là những gì trước và sau khi thực hiện.


Hình 8: Trước khi gây ra lỗi cho server ESX4


Hình 9: Sau lỗi server ESX4 – việc cung cấp VMHA đã thành công
Trong bài test này, chúng ta thấy được rằng máy ảo Windows 2008 được chuyển từ “esx4” sang “esx3” khi “esx4” được khởi động lại.
Kết luận
Trong bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về giải pháp High Availability của Vmware và cách cấu hình nó như thế nào. Trong bài chúng tôi đã bắt đầu bằng cách giới thiệu về các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng VMHA. Tiếp sau đó chúng tôi đã giới thiệu những gì là tốt và không tốt về VMHA. Sau khi giới thiệu cho các bạn cách cấu hình VMHA như thế nào chúng tôi đã đi minh chứng chính xác cách nó làm việc như thế nào trong một lỗi máy chủ thực sự. VMHA thực sự là một giải pháp dẫn đầu khi nói đến vấn đề có sẵn cao trong ảo hóa.
Trung Nghĩa (Theo Quan Trị Mạng)
máy chủ ảo, máy tính ảo, ncomputing

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Giới thiệu và triển khai VMware vSphere Data Recovery


Giới thiệu và triển khai VMware vSphere Data Recovery


Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về phần mềm VMware vSphere Data Recovery và cách triển khai nó như thế nào thể thực hiện việc khôi phục dữ liệu.
Một trong những tính năng mới trong vSphere là Data Recovery, trong cụm giải pháp “Essentials Plus” hoặc phiên bản vSphere Advanced. Tính năng mới này được cung cấp như một máy ảo bên trong môi trường vSphere và tích hợp với máy chủ vCenter nhằm cung cấp cách thức quản lý tập trung đối với các backup.
vSphere Data Recovery cải thiện rất nhiều so với “VMware Consolidated Backup” trước kia bằng giao diện quản lý GUI khá hoàn chỉnh với một loạt các wizard hỗ trợ cài đặt và quản lý tất các công việc backup lẫn khôi phục.

Các tính năng chính
  • Backup dự phòng tăng và hoàn chỉnh của các image máy ảo (VM) và backup/restore mức file cho các máy ảo Windows.
  • Hỗ trợ VSS cho các máy ảo Windows để có được các backup tin cậy hơn
  • Tránh nhân bản dữ liệu nhằm giảm không gian lưu trữ cho các backup
  • Giao diện quản lý vCenter cho quản lý GUI tập trung và sử dụng nhiều wizard để đơn giản hóa các hoạt động.
  • Lưu trữ đĩa bằng cách sử dụng một loạt các giao thức kết nối chuẩn - iSCSI, FC, NAS hay lưu trữ nội bộ
  • vSphere được tích hợp đầy đủ và có nhiều cải tiến, tiếp tục backup các máy ảo khi chúng bị chuyển sang một host khác.
Bạn có thể kiểm tra VMware Data Recovery miễn phí bằng cách đánh giá VMware vSphere tại đây.
Liệu đây có phải là giải pháp thay thế cho giải pháp khôi phục thảm họa hiện tại của bạn?
Câu trả lời ở đây là không, vSphere Data Recovery không được dự định sẽ là một giải pháp backup, mặc dù nó có thể nâng cao khả năng khôi phục thảm họa của bạn một cách tuyệt vời. Có hai lý do chính cho điều này, đầu tiên là phần mềm chỉ hỗ trợ các backup đĩa, vì vậy bạn vẫn phải cung cấp một số hình thức lưu trữ off-site. Vấn đề thứ hai là, mặc dù có tính năng khôi phục mức file nhưng tính năng này chỉ hỗ trợ cho các máy ảo Windows, không có các plug-in cho các ứng dụng như Exchange hay SQL. vSphere DR chỉ phù hợp nhất với các giải pháp mà ở đó bạn cần khôi phục toàn bộ một máy ảo, tuy nhiên khi chỉ cần khôi phục một email quan trọng nào đó cho CEO của mình thì bạn sẽ cần phải sử dụng đến ứng dụng backup thông thường của mình.
Triển khai vSphere Data Recovery
Có hai phần trong quá trình cài đặt Data Recovery đó là cài đặt plug-in quản lý và import máy ảo. Cả hai phần đều được cung cấp trên cùng một image ISO CD vì vậy thứ đầu tiên mà bạn cần thực hiện là burn nó vào CD, hoặc đơn giản là gắn nó trên máy chủ vCenter của mình bằng cách sử dụng ứng dụng CD ảo như Daemon Tools chẳng hạn. Khi bạn đã thực hiện xong bước này thì chương trình sẽ tự động chạy, bằng không bạn cần phải kích đúp vào CD để kích hoạt bộ khởi chạy. Hình thể hiện ban đầu được cung cấp ở dưới.

Bạn sẽ thấy CD image cũng có các file cài đặt cho vShield zones, mặc dù vậy đây là một tính năng hoàn toàn khác vì vậy hãy bỏ qua nó lúc này và chọn tùy chọn "Data Recovery". Kích "Next" xuyên suốt quá trình cài đặt, vì không có bất cứ tùy chọn nào bạn có thể thay đổi, hãy đồng ý với đăng ký và sau đó bạn sẽ ngạc nhiên bởi quá trình cài đặt diễn ra rất nhanh của chương trình.
Khi hoàn tất, bạn không thấy bất xuất hiện các mục mới nào trong danh sách Programs, tất cả những gì đã cài đặt ở đây là một plug-in bổ sung cho vSphere client. Chính vì vậy nếu bạn thường xuyên chạy vSphere client trên hệ thống khác cho máy chủ vCenter của mình thì bạn cần chạy thủ tục cài đặt ở trên trên máy khách của mình để bổ sung thêm plug-in. Khi đã hoàn tất việc cài đặt, nếu mở vSphere client và chọn "Manage Plug-ins" từ menu "Plug-ins" khi đó bạn sẽ thấy module Data Recovery được liệt kê ở đó:

Triển khai thiết bị ảo Data Recovery
Data Recovery được cung cấp như một file mẫu OVF vì vậy để triển khai nó trên môi trường ảo của mình, bạn cần mở menu "File" trong vSphere Client và chọn "Deploy OVF Template" để bắt đầu wizard. Trên trang đầu tiên, chọn tùy chọn "Deploy from file", sau đó duyệt trong DataRecovery CD để định vị file mẫu .ovf:


Kích "Next", khi đó wizard sẽ hiển thị các thông tin chi tiết của máy ảo, bạn không thể thay đổi bất cứ thứ gì ở đây mà chỉ có thể kích "Next" để chọn tên và location mà thiết bị sẽ được cài đặt. Không cần thay đổi tên trừ khi bạn thực sự muốn điều đó và location sẽ là mặc định trừ khi bạn có nhiều trung tâm dữ liệu trong vSphere client của mình. Trong trang tiếp theo, chọn kho dữ liệu nào để triển khai máy ảo, chỉ yêu cầu 5B không gian trống và không bắt buộc phải nằm trên phần không gian được chia sẻ, vì vậy location phụ thuộc vào topo mạng của bạn. Kích "Next", quyết định cuối cùng của bạn là bản đồ hóa mạng.
Trang cuối cùng sẽ liệt kê tất cả các tùy chọn mà bạn đã chọn, cung cấp cho bạn cơ hội cuối cùng nhằm kiểm tra mọi thứ có đúng hay không, giả định là đúng, khi đó bạn hãy kích "Finish" để bắt  đầu triển khai. Một cửa sổ sẽ xuất hiện hiển thị quá trình triển khai và bạn cũng sẽ thấy nó xuất hiện trong panel "Recent Tasks" của mình, thời gian sẽ phụ thuộc vào một vài hệ số nhưng chắc chắc sẽ không lâu:


Khi triển khai hoàn tất, bạn sẽ thấy VM mới trong bảng kiểm kê vSphere, chọn nó để xem cấu hình nhưng chưa bắt đầu lúc này vì bạn vẫn cần phải quyết định những gì cần thực hiện về không gian backup trước.
Chọn vị trí lưu dữ liệu backup
Có hai kiểu lưu trữ cơ bản được hỗ trợ bởi Data Recovery, lưu trữ nội bộ VM bằng cách sử dụng một đĩa ảo nằm trên kho lưu trữ dữ liệu vSphere, kho lưu trữ được kết nối mạng chẳng hạn như thư mục chia sẻ của Windows. Lưu trữ nội bộ VM thường nhanh hơn nhiều so với lưu trữ trên mạng, mặc dù vậy lưu trữ mạng sẽ linh hoạt hơn, điển hình khi nói đến việc tạo các backup thứ cấp cho dữ liệu DR của bạn. Hai là không loại trừ lẫn nhau, mặc dù vậy để thực hiện quá trình test được dễ dàng, bạn nên sử dụng lưu trữ nội bộ, sau đó khi lên kế hoạch cấu hình backup trực tuyến của mình, vì lúc này bạn hoàn toàn có thể thay đổi lưu trữ mạng nếu cần thiết.
Nếu cung cấp lưu trữ nội bộ cho Data Recovery thì bạn cần bổ sung thêm ổ cứng thứ hai vào máy ảo, ổ cứng này sẽ được cung cấp như một location dùng để lưu backup. Để thực hiện điều này, hãy chọn VM trong vSphere client của bạn, sau đó từ tab "Summary", kích tùy chọn "Edit Settings". Kích nút "Add" để bắt đầu wizard "Add Hardware", sau đó chọn kiểu thiết bị là "Hard Disk". Trong trang kế tiếp, chọn "Create a new disk" và kích “Next", sau đó bạn phải chỉ định kích thước của đĩa.
Backup dự phòng tăng và tránh sao chép dữ liệu sẽ giúp giảm kích thước dữ liệu backup nhưng để bắt đầu, bạn chắc chắn cần phải có được gấp đôi tổng số lượng dữ liệu VM mà bạn đang muốn backup. Không lo lắng nhiều về con số này vì bạn có thể giảm hoặc tăng dễ dàng kích thước lưu trữ trước khi thực hiện bằng cách xóa hoặc tạo lại đĩa ảo. Bỏ qua việc cung cấp và các tùy chọn dung sai trong trường hợp này vì không thành phần nào liên quan, sau đó chọn một kho dữ liệu khác nếu cần. Kích "Next", trang kế tiếp sẽ liệt kê các tùy chọn nâng cao, tuy nhiên bạn có thể bỏ qua an toàn để kích "Next" để tới trang xác nhận cuối cùng, kiểm tra những gì đã lựa chọn của mình trong danh sách và kích "Finish". Lúc này bạn sẽ thấy đĩa thứ hai có trong danh sách khi "Adding" trong trang thiết lập, kích "OK" để đóng cửa sổ, bạn sẽ thấy nhiệm vụ được chạy để add đĩa vào VM.

Kết luận
Trong bài viết này, bạn đã biết cách bổ sung Data Recovery plug-in vào vSphere client và cách triển khai DR trong cơ sở hạ tầng ảo của bạn để chuẩn bị bắt đầu sử dụng nó cho việc bảo vệ các máy ảo của mình. Trong một bài khác, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách tạo và khôi phục backup bằng cách sử dụng vSphere Data Recovery.
(Theo QTM/Petri)
máy chủ ảomáy tính ảoncomputing